Những người bình thường không có vấn đề về khớp, giãn tĩnh mạch hay bị tiểu đường hãy tham khảo phương pháp nào hiệu quả nhất cho đôi chân bạn và bạn cũng cần xem những lời khuyên của chuyên gia...

Bi quyet ngam chan giup co the khoe manh!
Nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ 40 ℃ ~ 45 ℃

Thứ nhất, các bạn cần chú ý nhiệt độ nước ngâm chỉ nên để từ  40 ℃ ~ 45 ℃, bởi nếu ngâm nước nóng quá sẽ có hại cho tim mạch và não, hơn nữa nếu nóng quá dễ làm bỏng chân và gây nứt nẻ da chân.

Thứ hai, chú ý thời gian ngâm chân chỉ nên từ 15 ~ 30 phút, Khi ngâm bàn chân, máu sẽ dồn xuống hai chi, nếu kéo dài, có thể gây ra thiếu máu cung cấp cho não.

Nhất là với những bệnh nhân tim mạch, người cao tuổi nói riêng thì cần phải cẩn thận, không ngâm chân qua lâu, nếu thấy thấy tức ngực, chóng mặt, nên dừng chân nghỉ ngơi. Nếu có những bất thường rõ ràng khác, khi cần thiết, đến bệnh viện.

Thời điểm ngâm chân cũng phải chú ý, phải đợi ít nhất 1 tiếng sau khi ăn bạn mới nên ngâm, bởi sau bữa cơm, hầu hết lưu lượng máu trên cơ thể dùng để cung cấp đến phụ trợ dạ dày tiêu thụ thực phẩm nếu ngâm chân ngay thì lưu lượng máu sẽ phải phân tán sang bên hai chân điều này sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng.

Cuối cùng, công cụ để ngâm chân tốt nhất là chậu gỗ. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, các loại chậu được làm từ kim loại hoặc những loại chất hóa học khác rất dễ gây phản ứng với thuốc, thậm chí còn tạo ra các chất độc hại, như vậy sẽ giảm hiệu quả của việc ngâm chân.

Với nước ngâm chân các bạn có thể cho thêm một số thành phần thảo dược Đông y khuyên dùng cũng vô cùng hữu ích.