Theo truyền thống của những người châu Âu, sau khi sản xuất rượu được lưu trữ lại trong thùng gỗ sồi và được lưu trữ dưới các hầm chứa rượu, tạo độ cân bằng tốt cho rượu. Hơn nữa, chất hữu cơ này cũng khiến cho hương rượu nồng ấm hơn như rượu mạnh và mầu rượu đỏ sẫm hơn.

Gỗ sồi kết hợp với từ trường trái đất sẽ cắt đứt các liên kết hữu cơ chằng chịt trong rượu, tác động vào rượu chuyển hóa bốc hơi các loại độc tố như Andehit, Furfurol, Este,...Hương gỗ sồi hòa tan vào rượu nâng cao mùi hương và chất lượng rượu. Chai rượu được ủ thùng sồi, hương sẽ có mùi như mùi khói, bánh mì nướng hay mùi vani… đó chính là phía trong thùng gỗ sồi được đốt xém nhẹ trước khi ủ rượu, giúp cho việc chuyển hóa chất hữu cơ từ gỗ ra cũng dễ dàng hơn. Như được biết, những chất hữu cơ (organic matter) từ các thớ gỗ tiết ra sẽ tan vào trong rượu. Những chất đó ảnh hưởng tới màu sắc, mùi vị, hương thơm và cảm giác đem đến cho rượu vang những tính chất khác biệt. Trong gỗ sồi có những hợp chất hữu cơ rất đặc biệt mà khi được ngâm rượu, chất hữu cơ này sẽ được ngấm dần vào rượu, giúp cho chất cứng, gắt chát từ vỏ và cuống nho từ từ mềm mại hơn, tạo độ cân bằng tốt cho rượu. Hơn nữa, chất hữu cơ này cũng khiến cho hương rượu nồng ấm hơn như rượu mạnh và mầu rượu đỏ sẫm hơn.

Để khởi sự công việc đóng thùng, người ta cắt những thanh gỗ có chiều dài đều đặn bằng nhau. Kế đó các thanh gỗ được đưa vào một máy uốn gọi là “ Doleuse” để uốn cho chúng hơi.. 

Những hoá chất có sẵn trong gỗ sồi có ảnh hưởng sâu sắc tới rượu vang. Chất phenol trong gỗ sồi khi tác dụng với rượu vang sẽ tạo ra mùi vanilla và vị ngọt chát của trà hay vị ngọt của hoa quả. Gỗ sồi cũng tác động lên màu sắc của rượu. Ví dụ vang trắng khi lên men trong thùng gỗ sồi sẽ có màu vàng rơm và trắng đục. Vang trắng khi lên men trong thùng inox rồi ủ trong thùng gỗ sồi sẽ có màu vàng hổ phách.

Chất lượng rượu vang còn phụ thuộc vào cả những yếu tố tạo nên các thùng gỗ sồi. Giống như gỗ sồi, thổ nhưỡng của vùng đất chúng được trồng, cách các tang thùng được xẻ và phơi khô hay được cắt và sấy, độ hun gỗ để uốn tang thùng…tất cả đều có thể ảnh hưởng đến mùi vị của ly rượu bạn cầm trên tay.
Tại Việt Nam , thời gian gần đây, nhu cầu sữ dụng thùng gỗ sồi rượu vang cho nhu cầu trang trí quán bar, nhà riêng hầm rượu khá cao tuy nhiên hầu như không có một cơ sở mộc tại Việt Nam nào có thể cung cấp được.

Quá trình làm thùng rượu gỗ sồi

Một công trình không dùng đến một cái đinh hay một chút hồ nào.
Gỗ được chẻ dọc theo thớ thành từng miếng ván mỏng, kích thước đều nhau.
Các miếng ván được phơi ngoài trời ít nhất là 18 tháng và có thể đến 36 tháng, để thớ gỗ đỡ bị ẩm.
Để khởi sự công việc đóng thùng, người ta cắt những thanh gỗ có chiều dài đều đặn bằng nhau. Kế đó các thanh gỗ được đưa vào một máy uốn gọi là “ Doleuse” để uốn cho chúng hơi cong đi, đồng thời bào gọt bớt phía trong và phía ngoài cho nhẵn nhụi.

Tiếp theo, người ta đẩy những thanh gỗ này vào một máy gọt, gọi là “Jointeuse” để gọt tỉa góc cạnh của các thanh gỗ, sao cho chúng ăn khớp với nhau. Khi các thanh gỗ đã được chuẩn bị xong, người ta mới xếp đặt chúng thành vòng tròn, giống như một bông hồng có nhiều cánh để sẵn sàng được ghép thành thùng gỗ (Mise en rose).
Người ta đặt cái vỏ thùng này trên một máy sưởi trong ít phút và phun hơi ẩm cho gỗ mềm dẻo, dễ dàng uốn nắn theo chiều cong thùng gỗ.
Sau khi các thanh gỗ được ghép thành một cái thùng đẹp đẽ, nó lại được đưa vào một máy sưởi để được đốt cháy xém ở phía bên trong. Một đầu được cố định bằng một đai thép, đầu kia được đặt vào một sợi dây hoặc 1 vòng thép có thể thu nhỏ được.